Hồ Sơ Cứu Nạn Cứu Hộ PCCC

Hồ sơ theo dõi hoạt động cứu nạn cứu hộ phòng cháy chữa cháy

Hồ sơ theo dõi quản lý công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng PCCC giúp quản lý chặt chẽ các hoạt động của đội PCCC.

Ngoài ra hồ sơ còn chứa những thông tin mang tính pháp lý cho cơ sở, doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất.

PCCC Song Thái Tùng xin thông tin chi tiết về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn cứu hỏa của lực lượng PCCC.

Cơ sở pháp lý

Bài viết này được viết dựa trên những văn bản pháp luật sau đây:

  • Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg
  • Thông tư số 65/2013/TT-BCA
  • Nghị định 83/2017/NĐ-CP
  • Thông tư 08/2018/TT-BCA (Thông tư này thay thế cho thông tư 65/2013/TT-BCA)

4 văn bản trên đây đều có liên quan đến việc lập hồ sơ theo dõi hoạt động cứu nạn PCCC.

ho so cuu nan cuu ho pccc

Hồ sơ cứu nạn cứu hộ phòng cháy chữa cháy là gì?

Hồ sơ theo dõi quản lý cứu nạn cứu hộ phòng cháy chữa cháy là những thông tin yêu cầu bắt buộc phải có.

Nội dung yêu cầu được quy định chi tiết các văn bản pháp luật có liên quan về cứu nạn cứu hộ phòng cháy chữa cháy.

Tất cả nội dung yêu cầu bắt buộc được ban hành bởi Chính Phủ và Bộ trưởng Bộ Công an.

  • Đối tượng áp dụng:
Lực lượng dân phòng
Lực lượng PCCC dân phòng hiểu đơn giản là lực lượng dân quân do phường xã trực tiếp quản lý có trách nhiệm về PCCC. Tìm hiểu chi tiết tại đây
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp là đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy do Bộ Công an, Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy các tỉnh, thành phố, quận huyện trực tiếp quản lý.
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở là một đội hình bao gồm một số người nhất định trong tổ chức, doanh nghiệp,…có trách nhiệm bảo vệ, đảm bảo an toàn PCCC và chữa cháy khi có cháy xảy ra. Tìm hiểu chi tiết tại đây
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội PC&CC cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý. Tìm hiểu chi tiết tại đây
  • Cách thức áp dụng:

– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương.

– Đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành quy định về hồ sơ theo dõi, báo cáo hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

ho so cuu nan cuu ho pccc

Hồ sơ theo dõi cứu nạn cứu hộ phòng cháy chữa cháy

Trích: Thông Tư 65/2013/TT-BCA » Mục 1 » Điều 6

  1. Hồ sơ theo dõi hoạt động cứu nạn cứu hộ gồm các tài liệu sau:
  2. Quy định, nội quy, quy trình cứu nạn, cứu hộ.
  3. Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về công tác cứu nạn, cứu hộ.
  4. Phương án cứu nạn, cứu hộ đã được phê duyệt.
  5. Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác cứu nạn, cứu hộ; các quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về cứu nạn, cứu hộ (nếu có).
  6. Sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ và phương tiện cứu nạn, cứu hộ.
  7. Báo cáo về các sự cố, tai nạn (đã xảy ra); hồ sơ vụ cứu nạn, cứu hộ (nếu có).
  8. Các báo cáo về hoạt động cứu nạn, cứu hộ hoặc các báo cáo sơ kết, tổng kết theo các chuyên đềdo cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ yêu cầu phải được bổ sung hồ sơ theo dõi 06 tháng, hàng năm.

Nội dung báo cáo

  1. a) Báo cáo về vụ cứu nạn, cứu hộ.
  2. b) Báo cáo về hoạt động cứu nạn, cứu hộ 06 tháng, một năm.
  3. c) Báo cáo sơ kết, tổng kết theo chuyên đề.

ho so cuu nan cuu ho pccc

Tham khảo:  Phòng tránh nguy cơ cháy nổ từ hệ thống năng lượng mặt trời áp mái

Cập nhật: Cách thức lập hồ sơ theo dõi cứu nạn cứu hộ như trên đã được thay thế bằng Thông tư 08/2018/TT-BCA

Trích: Thông Tư 08/2018/TT-BCA » Chương II » Điều 9

Điều 9. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của cơ sở và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật

1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ:

a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về cứu nạn, cứu hộ;

b) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn của cơ sở; sơ đồ bố trí các khu vực dễ xảy ra tai nạn;

c) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; danh sách người được phân công thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ;

d) Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở đã được phê duyệt; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ;

đ) Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác cứu nạn, cứu hộ;

e) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;hoạt động cứu nạn, cứu hộ của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện cứu nạn, cứu hộ;

g) Thống kê, báo cáo về công tác cứu nạn, cứu hộ; hồ sơ vụ, việc sự cố, tai nạn và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

2. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở được lập kết hợp với hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 10. Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ

1. Thống kê về cứu nạn, cứu hộ, gồm:

a) Thống kê số lần kiểm tra, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và xử lý vi phạm về PCCC và cứu nạn, cứu hộ;

b) Danh sách cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội viên đội PCCC chuyên ngành;

c) Thống kê về phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;

d) Thống kê về thời gian học tập, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; về số vụ cứu nạn, cứu hộ, công tác cứu nạn, cứu hộ và những nội dung khác liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;

đ) Thống kê số lượt tham gia huấn luyện về cứu nạn, cứu hộ của cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội PCCC cơ sở, đội viên đội PCCC chuyên ngành.

2. Báo cáo về cứu nạn, cứu hộ, gồm:

a) Báo cáo về vụ, việc sự cố, tai nạn;

b) Báo cáo định kỳ về công tác cứu nạn, cứu hộ (06 tháng, 01 năm);

c) Báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề về công tác cứu nạn, cứu hộ.

3. Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ được thực hiện kết hợp với thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy.

Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý.

Trường hợp có những thay đổi liên quan đến việc bảo đảm an toàn về phòng ngừa sự cố, tai nạn của cơ quan tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực tiếp quản lý.

ho so cuu nan cuu ho pccc

Tham khảo:  Hồ sơ quản lý công tác PCCC

Hồ sơ đề nghị chứng nhận huấn luyện cứu nạn cứu hộ

Ngoài việc có hồ sơ theo dõi hoạt động cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy.

Cần thêm một loại hồ sơ nữa đó là hồ sơ chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ PCCC.

Trích: Nghị Định 83/2017/NĐ-CP » Điều 11 » Mục 5

Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ

5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị.

– Danh sách trích ngang lý lịch; Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.

b) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:

– Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.

– Sơ yếu lý lịch.

– Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

6. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.

a) Người đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp chứng nhận.

b) Trường hợp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

Thời hạn cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là 05 ngày làm việc.

Kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xin đổi, cấp lại.

7. Thời hạn sử dụng chứng nhận nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Hết thời hạn này, phải được huấn luyện lại để được cấp Giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp đã được bồi dưỡng bổ sung hàng năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

8. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.

ho so cuu nan cuu ho pccc


Tổng kết: Hồ sơ cứu nạn cứu hộ

Như vậy, để hoàn thành hồ sơ cứu nạn, cứu hộ phòng cháy chữa cháy thì cần 2 loại hồ sơ:

Hồ sơ theo dõi, quản lý cứu nạn, cứu hộ

Hồ sơ chứng nhận nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

Những ô đã được tô màu xanh lá ở trên là những mục nội dung, thủ tục, giấy tờ cần thiết cho hồ sơ.

Ngoài ra, trong nghị định 83/2017/NĐ-CPthông tư 08/2018/TT-BCA còn rất nhiều thông tin bổ ích liên quan tới cứu nạn cứu hộ!

PCCC Song Thái Tùng tin chắc bạn sẽ nắm vững được hầu hết các thông tin về nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ sau khi xem xong 2 văn bản này.

Nghị định 83/2017/NĐCP ↓

Thông tư 08/2018/TT-BCA ↓

Biểu mẫu cứu nạn cứu hộ

Dưới đây là các biểu mẫu mà bạn sẽ cần trong việc hoàn thiện hồ sơ cứu nạn cứu hộ!

Các biểu mẫu sau đây đều được trích từ phần Phụ lục của nghị định 83/2017/NĐ-CP, chi tiết tại đây

Phụ lục:

Mẫu số 01
Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ » Xem và tải về
Mẫu số 02
Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ » Xem và tải về
Mẫu số 03
Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ » Xem và tải về
Mẫu số 04
Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở » Xem và tải về
Mẫu số 05
Phương án cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ » Xem và tải về

ho so cuu nan cuu ho pccc

Công ty thiết bị phòng cháy tại Bình Dương

Công TNHH Song Thái Tùng – Nhà cung cấp thiết bị PCCC hàng đầu tại Bình Dương.

Chuyên cung cấp bình chữa cháy, thiết bị phòng cháy cháy chính hãng.

– Nhập khẩu chính thức từ NSX, có tem chứng nhận COCQ.

– Đã được Bộ Công an chứng nhận chất lượng, có tem kiểm định PCCC.

– Cam kết chất lượng sản phẩm, bảo hành chính hãng.

– 7 ngày đổi trả miễn phí không hài lòng về sản phẩm.

– Giá thành tốt, chiết khấu cao khi mua hàng SSL.

Liên hệ ngay để được tư vấn, báo giá tốt nhất!

☎ Hotline: 0916 400 114

☎ Điện thoại bán hàng: 0274 2466 686

👉Email: [email protected]

🏡 Số 188, Đường Tạo Lực 1 , Khu Phố 1 , Phường Phú Tân , TP Thủ Dầu Một , Bình Dương

Xem cửa hàng
Tham khảo:  Thẩm Duyệt PCCC Tại Bình Dương

1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ:

a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về cứu nạn, cứu hộ;

b) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn của cơ sở; sơ đồ bố trí các khu vực dễ xảy ra tai nạn;

c) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; danh sách người được phân công thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ;

d) Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở đã được phê duyệt; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ;

đ) Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác cứu nạn, cứu hộ;

e) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;hoạt động cứu nạn, cứu hộ của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện cứu nạn, cứu hộ;

g) Thống kê, báo cáo về công tác cứu nạn, cứu hộ; hồ sơ vụ, việc sự cố, tai nạn và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị.

– Danh sách trích ngang lý lịch; Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.

b) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:

– Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.

– Sơ yếu lý lịch.

– Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

Viết một bình luận